Sinh ra ở Tokyo năm 1974, Nakamura tốt nghiệp Trường Cao học Khoa học và Kỹ thuật tại Đại học Meiji năm 1999 và gia nhập Kengo Kuma & Associates cùng năm.
Ba năm sau, Nakamura thành lập Hiroshi Nakamura & NAP. Phương châm của anh là xây dựng mối quan hệ hữu cơ giữa kiến trúc, thiên nhiên và cơ thể bằng “thiết kế vi mô” dựa trên các hiện tượng tự nhiên, hành vi và cảm xúc của con người. Ngoài ra, anh còn hướng đến việc hòa hợp “kiến trúc chỉ có thể tìm thấy ở đó” dựa vào yếu tố lịch sử, văn hóa, công nghiệp, vật liệu của khu vực.
Thể loại công trình Hiroshi Nakamura & NAP thực hiện khá đa dạng, từ những công trình quy mô nhỏ như trà thất, nhà ở, sau lớn dần về quy mô như nhà cộng đồng, công trình tâm linh và văn phòng làm việc. Công trình nào Hiroshi Nakamura cũng cho thấy sự quan tâm của anh dành cho thiên nhiên và bối cảnh rất sâu sắc.
Sinh ra ở Tokyo năm 1974, Nakamura tốt nghiệp Trường Cao học Khoa học và Kỹ thuật tại Đại học Meiji năm 1999 và gia nhập Kengo Kuma & Associates cùng năm.
Ba năm sau, Nakamura thành lập Hiroshi Nakamura & NAP. Phương châm của anh là xây dựng mối quan hệ hữu cơ giữa kiến trúc, thiên nhiên và cơ thể bằng “thiết kế vi mô” dựa trên các hiện tượng tự nhiên, hành vi và cảm xúc của con người. Ngoài ra, anh còn hướng đến việc hòa hợp “kiến trúc chỉ có thể tìm thấy ở đó” dựa vào yếu tố lịch sử, văn hóa, công nghiệp, vật liệu của khu vực.
Thể loại công trình Hiroshi Nakamura & NAP thực hiện khá đa dạng, từ những công trình quy mô nhỏ như trà thất, nhà ở, sau lớn dần về quy mô như nhà cộng đồng, công trình tâm linh và văn phòng làm việc. Công trình nào Hiroshi Nakamura cũng cho thấy sự quan tâm của anh dành cho thiên nhiên và bối cảnh rất sâu sắc.
Những công trình nổi bật
Những công trình nổi bật
Chúng tôi biết đến Hiroshi Nakamura lần đầu khi chiêm ngưỡng Ngôi nhà kính quang học (Optical Glass House), đó là công trình có hướng thiết kế hiện đại ở trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Cách NAP phối hợp nhẹ nhàng chất liệu thiên nhiên và nhân tạo là điều gây ấn tượng mạnh mẽ với chúng tôi. Sau này, khi tìm hiểu thêm về công việc của họ, chúng tôi cũng không quá bất ngờ, những công trình như Túp lều trên cây, nhà C, Nhà trong rừng ở Tokyo, NasuTepee hay Trà thất Atami là đại diện cho rất nhiều dự án có thiên hướng tương tự, tất cả đều nương tựa vào tự nhiên, trở thành một phần của bối cảnh hoặc lấy chất liệu từ thiên nhiên làm chất cảm.
Hiroshi Nakamura mong muốn kết nối con người với thiên nhiên thông qua kiến trúc và suy nghĩ đó vẫn theo anh và NAP tới tận bây giờ...
Ngôi nhà trong rừng / 2007
Nasutepee / 2013
Chúng tôi biết đến Hiroshi Nakamura lần đầu khi chiêm ngưỡng Ngôi nhà kính quang học (Optical Glass House), đó là công trình có hướng thiết kế hiện đại ở trung tâm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Cách NAP phối hợp nhẹ nhàng chất liệu thiên nhiên và nhân tạo là điều gây ấn tượng mạnh mẽ với chúng tôi. Sau này, khi tìm hiểu thêm về công việc của họ, chúng tôi cũng không quá bất ngờ, những công trình như Túp lều trên cây, nhà C, Nhà trong rừng ở Tokyo, NasuTepee hay Trà thất Atami là đại diện cho rất nhiều dự án có thiên hướng tương tự, tất cả đều nương tựa vào tự nhiên, trở thành một phần của bối cảnh hoặc lấy chất liệu từ thiên nhiên làm chất cảm.
Hiroshi Nakamura mong muốn kết nối con người với thiên nhiên thông qua kiến trúc và suy nghĩ đó vẫn theo anh và NAP tới tận bây giờ...
Ngôi nhà trong rừng / 2007
Túp lều trên cây / 2020
Chủ đầu tư của tôi là những người có tình yêu sâu đậm với thiên nhiên, họ tin rằng cuộc sống chỉ cần một không gian tối thiểu để gắn kết họ với tự nhiên và với cộng đồng.
Hiroshi Nakamura
Túp lều trên cây / 2020
Trà thất Atami / 2014
Ngôi nhà kính quang học/ 2012
Bên cạnh những công trình tư nhân, NAP cũng hướng đến nhiều các dự án mang tính mở hơn như văn phòng làm việc, nhà cộng đồng, các công trình tâm linh và nhiều trung tâm chức năng khác.
Bên cạnh những công trình tư nhân, NAP cũng hướng đến nhiều các dự án mang tính mở hơn như văn phòng làm việc, nhà cộng đồng, các công trình tâm linh và nhiều trung tâm chức năng khác.
Nhà cộng đồng Kamikatsu / 2015
Chúng tôi suy nghĩ về thiết kế với mục đích mang lại giá trị cho những thứ không còn được sử dụng.
Hiroshi Nakamura
Hai công trình đề cập đầu tiên trong mảng này là Trung tâm Zero Waste và Nhà cộng đồng tại Kamikatsu.
Đây là minh chứng cho quan điểm tái sử dụng vật liệu và phế liệu ở địa phương. Mục đích của Zero Waste hướng đến sự giảm thiểu sự lãng phí nhiều nhất có thể, với mục tiêu tạo ra lượng rác thải bằng không. Trong khi hầu hết các chính sách liên quan đến rác thải thông thường đề cập đến việc xử lý chúng, Zero Waste bắt đầu từ nguồn gốc nơi sản sinh ra rác thải. Cần có sự thay đổi trong hệ thống sản xuất, hậu cần và tiêu dùng cũng như trong cộng đồng nói chung để thúc đẩy một xã hội không tạo ra chất thải.
Hai công trình này đã thúc đẩy nơi đây là địa phương đi đầu ở Nhật Bản về "Không rác thải", hướng tới mục tiêu trở thành một xã hội không tạo ra rác thải để bảo vệ thiên nhiên và đời sống của mình.
Hai công trình được đề cập đầu tiên trong mảng này là Trung tâm Zero Waste và Nhà cộng đồng tại Kamikatsu.
Đây là minh chứng cho quan điểm tái sử dụng vật liệu và phế liệu ở địa phương. Zero Waste bao gồm các hoạt động nhằm giảm thiểu sự lãng phí nhiều nhất có thể, với mục tiêu tạo ra lượng rác thải bằng không. Trong khi hầu hết các chính sách liên quan đến rác thải thông thường đề cập đến việc xử lý chúng, Zero Waste bắt đầu từ nguồn gốc nơi sản sinh ra rác thải. Cần có sự thay đổi trong hệ thống sản xuất, hậu cần và tiêu dùng cũng như trong cộng đồng nói chung để thúc đẩy một xã hội không tạo ra chất thải.
Hai công trình này đã thúc đẩy nơi đây là địa phương đi đầu ở Nhật Bản về "Không rác thải", hướng tới mục tiêu trở thành một xã hội không tạo ra rác thải để bảo vệ thiên nhiên và đời sống của mình.
Ở mảng công trình sự kiện, đây là không gian tổ chức tiệc cưới Ribbon nằm trong khu vườn thuộc khu nghỉ dưỡng Bella Vista Sakaigahama ở Onomichi, Hiroshima. Hoàn thành năm 2013, công trình mang kiểu thức như một nhà nguyện, kiến trúc định hình từ hai cầu thang xoắn ốc thể hiện khái niệm hôn nhân một cách thuần khiết.
Ở mảng công trình sự kiện, đây là không gian tổ chức tiệc cưới Ribbon nằm trong khu vườn thuộc khu nghỉ dưỡng Bella Vista Sakaigahama ở Onomichi, Hiroshima. Hoàn thành năm 2013, công trình mang kiểu thức như một nhà nguyện, kiến trúc định hình từ hai cầu thang xoắn ốc thể hiện khái niệm hôn nhân một cách thuần khiết.
Cùng năm đó, NAP hoàn thành hai công trình hướng tâm linh bên hồ Sayama. Một hội trường cộng đồng ở lưng chừng ngọn đồi nhìn về thành phố và một nhà nguyện.
Cùng năm đó, NAP hoàn thành hai công trình hướng tâm linh bên hồ Sayama. Một hội trường cộng đồng ở lưng chừng ngọn đồi nhìn về thành phố và một nhà nguyện.
Ngoài những dự án thiết kế kiến trúc, Hiroshi Nakamura gần đây đã dành thời gian để làm một món đồ nội thất, có tên gọi là Takenoko. Ý tưởng ban đầu là một chiếc ghế nhỏ, được làm từ gỗ cây hoa trà (giữ nguyên vỏ cây). Phần chân ghế - nơi các ngón chân và gót chân có khả năng đụng vào được vát chéo.
Ngoài những dự án thiết kế kiến trúc, Hiroshi Nakamura gần đây đã dành thời gian để làm một món đồ nội thất, có tên gọi là Takenoko. Ý tưởng ban đầu là một chiếc ghế nhỏ, được làm từ gỗ cây hoa trà (giữ nguyên vỏ cây). Phần chân ghế - nơi các ngón chân và gót chân có khả năng đụng vào được vát chéo.
Trong bài phỏng vấn hiếm hoi với TOKION năm 2022, Hiroshi Nakamura một lần nữa khẳng định lại mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến trúc và bối cảnh cùng mong muốn giữ trọn tính bản địa trong những dự án mà NAP thực hiện. Nakamura cũng thể hiện sự khiêm tốn của anh trước tạo hoá và mong muốn kiến trúc của mình được bảo vệ bởi thiên nhiên.
Trong bài phỏng vấn hiếm hoi với TOKION năm 2022, Hiroshi Nakamura một lần nữa khẳng định lại mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến trúc và bối cảnh cùng mong muốn giữ trọn tính bản địa trong những dự án mà NAP thực hiện. Nakamura cũng thể hiện sự khiêm tốn của anh trước tạo hoá và mong muốn kiến trúc của mình được bảo vệ bởi thiên nhiên.
Ngay cả trong thế giới công nghệ tiên tiến như hiện tại, con người vẫn phải gánh chịu nhiều thứ không thể kiểm soát như động đất hay dịch bệnh. Khi điều đó xảy ra, tôi càng tin rằng mình phải luôn khiêm tốn và cầu nguyện. Tôi nghĩ về những câu hỏi như, ‘Làm thế nào chúng ta có thể chung sống với thiên nhiên thay vì chinh phục nó?’ và ‘Loại kiến trúc nào cho phép chúng ta cảm thấy rằng mình đang được thiên nhiên bảo vệ?’
Ngay cả trong thế giới công nghệ tiên tiến ngày nay, đôi khi chúng ta phải chịu những thứ mà ta không thể kiểm soát chẳng hạn như động đất hay dịch bệnh. Khi những điều như thế xảy ra những điều, tôi càng tin rằng mình phải luôn khiêm tốn và cầu nguyện. Tôi nghĩ về những câu hỏi như, ‘Làm thế nào chúng ta có thể chung sống với thiên nhiên thay vì chinh phục nó?’ và ‘Loại kiến trúc nào cho phép chúng ta cảm thấy rằng mình đang được thiên nhiên bảo vệ?’
Trên đây là một số công trình trong chuỗi các dự án được thực hiện bởi NAP tại Nhật Bản.
Chuyên mục được Notes thực hiện với sự hợp tác của kiến trúc sư Hiroshi Nakamura và NAP, hỗ trợ thực hiện bởi Sanae Ito.
Thực hiện & Trình bày: Hạnh Nguyễn
Trên đây là một số công trình trong chuỗi các dự án được thực hiện bởi NAP tại Nhật Bản.
Chuyên mục được Notes thực hiện với sự hợp tác của kiến trúc sư Hiroshi Nakamura và NAP, hỗ trợ thực hiện bởi Sanae Ito.
Thực hiện & Trình bày: Hạnh Nguyễn