Đảo nhỏ

Isolotto (đảo nhỏ) là nguyên mẫu đầu tiên của một hòn đảo nhân tạo có khả năng duy trì sinh vật biển ở Địa Trung Hải. “Hòn đảo” này được tạo thành bằng cách sử dụng vật liệu phân hủy sinh học, không dùng ốc vít hoặc các chất hóa học để định hình.

Ảnh: Angelo Renna

Theo thời gian, công trình nổi sẽ phân huỷ hoàn toàn tự nhiên, các nguyên tố dần chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, vi khuẩn và các dạng khoáng chất mà không gây ô nhiễm môi trường.

Chúng tôi đã thử nghiệm phần chìm của hòn đảo trong nước biển để xem xét khả năng một thảm thực vật bên dưới có thể hình thành. Thiết kế mặt đáy tựa ngọn đồi lộn ngược, là môi trường sống cho các loại động vật không xương sống, rêu và thực vật biển. Phần nổi bên trên, chúng tôi tạo ra một khoảng lõm, nơi đất nền được thiết lập để trồng cây bụi hoặc thực vật có khả năng chống lại gió biển). Phần nổi này cũng là nơi các loại chim biển đến nghỉ chân, gieo hạt hoặc “bón phân” cho chính khu vườn nổi.

Angelo Renna

Trung tâm của Isolotto là cấu trúc được lắp ráp hoàn toàn bằng vật liệu giống nút bần dày 1cm, dạng xốp, được lấy từ lớp vỏ ngoài của cây sồi. Vật liệu này đủ sức chứa đựng một lượng đất trồng cho hệ thực vật nổi bên trên.

Lớp vỏ bên ngoài được làm bằng cách sử dụng bột thạch cao để định hình, theo đơn vị thiết kế cho biết thì vật liệu này có nguồn gốc từ canxi và sunfat, đồng thời không gây độc hại tới môi trường trong quá trình phân huỷ. Sau khi hoá rắn trong khuôn, lớp vỏ còn phải trải qua công đoạn xử lý nhiệt một cách nghiêm ngặt để đảm bảo việc chúng sẽ phân hủy với tốc độ chậm hơn so với đất sét hoặc đất nung, giúp kéo dài tuổi thọ của công trình và đẩy nhanh quá trình phân hủy.

Isolotte được thả xuống biển Địa Trung Hải ngày 5 tháng 7 năm 2023, thuộc quần đảo Tuscany và trong những tháng tới sẽ bắt đầu phân hủy và biến mất trong nước. Theo nhà Angelo Renna và Apurva Baldawa, dự án sẽ sớm được đưa ra gây quỹ cộng đồng để thực hiện một phiên bản lớn hơn, giúp mở rộng nghiên cứu đến các chủ đề khác như ô nhiễm biển và hệ sinh thái biển.