Nguồn gốc và sự phát triển của kiến ​​trúc Gothic

Từ “Gothic” thường gợi lên sự mô tả về những ngôi nhà bí ẩn hoặc một nhóm người thời hiện đại có niềm yêu thích với thẩm mỹ đen tối nhưng những gì phong cách kiến ​​trúc Gothic trong lịch sử mang lại cho môi trường xây dựng lại hoàn toàn ngược lại.

Các thiết kế Gothic thực sự được tạo ra để mang lại nhiều ánh sáng mặt trời hơn vào trong không gian (chủ yếu là thể loại công trình tôn giáo như nhà thờ), dẫn đến việc thiết kế và xây dựng đã hình thành một số tòa nhà mang tính biểu tượng nhất thế giới.

Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: la_bretagne_a_paris

Kiến trúc Gothic được đặt theo tên của người Goth, một nhóm người gốc Đức du mục đã chiến đấu chống lại sự cai trị của La Mã vào cuối những năm 300 và đầu những năm 400 sau công nguyên. Quá trình phát triển của họ được nhiều người tin là đã đánh dấu cho sự khởi đầu của thời kỳ trung cổ trên khắp châu Âu. Mặc dù nhóm này không được biết đến với những kỳ công kiến ​​trúc nhưng cái tên “Gothic” đã được áp dụng cho phong cách nhà thờ nổi lên gần 1.000 năm sau đó.

Phong cách này lần đầu tiên được hiện thực hóa ở Pháp như một sự phá cách khỏi phong cách La Mã vốn có với những bức tường dày trong thời kỳ văn hóa phát triển nhanh chóng và các kiến ​​trúc sư cũng như công nhân xây dựng đã có cơ hội khám phá các yếu tố cấu trúc phức tạp hơn. Về mặt chính trị, đây đang là thời kỳ hòa bình và thịnh vượng nên các tòa nhà được thiết kế cẩn thận và kết quả là phải mất tới một thế kỷ để xây dựng.

Vương cung Thánh đường Thánh Denis. Ảnh: Engraving

Các yếu tố cấu trúc bổ trợ mang tính sáng tạo trong các đại thánh đường sẽ xác định tính thẩm mỹ của kiến ​​trúc Gothic. Đầu tiên, sự nhẹ nhàng của những công trình kiến ​​trúc đến từ việc sử dụng những mái vòm nhọn, mượn từ kiến ​​trúc Hồi giáo được xây dựng ở Tây Ban Nha vào cùng thời điểm. Cấu trúc vòm làm giảm áp lực lên các phần tử kết cấu khác, do đó cho phép các cột đỡ vòm trở nên mảnh mai hơn và cao hơn đến mức các cột kéo dài đến tận mái nhà, tạo thành một phần của vòm. Vòm có gân trở nên phức tạp hơn khi được ghép với các gân lierne tạo thành các mảng điêu khắc phức tạp hoặc ghép thêm các gân chéo được gọi là tieceron.

Vương cung Thánh đường Thánh Denis. Ảnh: Diliff

Nhờ sự nhẹ nhàng của các bức tường, những bức tranh khảm kính màu tinh xảo đã được thiết kế để đón ánh sáng tràn ngập không gian, thậm chí còn chiếu những họa tiết đầy màu sắc ra khắp nội thất. Các tòa nhà theo phong cách Gothic cũng thường có trang trí thêm dạng tượng đầu thú. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, có thể khó nhận ra nhiều nhà thờ kiểu Gothic nhưng khi xem kỹ sẽ thấy những thiết kế này có chủ đích và mang tính quy luật.

Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: davehamster

Khi nghĩ về kiến ​​trúc Gothic, công trình đầu tiên nhiều người liên tưởng đến là Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Có các cửa sổ với họa tiết hoa hồng khổng lồ và các cửa sổ với tấm kính màu có kích thước nhỏ hơn, trụ bay hỗ trợ cấu trúc mái cao và tượng đầu thú trang trí nhìn xuống du khách là hình ảnh thực sự mẫu mực của phong cách Gothic.

Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: adam_skowronski

Nhà thờ này bắt đầu được xây dựng vào năm 1163 và gần như ngay lập tức ảnh hưởng đến các thánh đường khác được xây dựng vào khoảng thời gian đó. Công trình mất gần 100 năm mới hoàn thành, sau khi bổ sung thêm các trụ bay hoặc phần bên ngoài của vòm chịu lực ngang đẩy bức tường ra ngoài để giữ mái nhà đồ sộ. Trong một thảm kịch đáng tiếc, một phần của Nhà thờ Đức Bà bị bốc cháy vào năm 2019. Hiện nay, Chính phủ Paris đang nỗ lực phục hồi cẩn thận và hứa hẹn sẽ mở cửa trở lại kịp thời cho Thế vận hội vào năm 2024.

Sau khi xây dựng nhiều tòa nhà kiểu Gothic, thị hiếu thiết kế một lần nữa chuyển sang những đường thẳng mang tính gọn gàng hơn, gợi nhớ đến kiến ​​trúc của thời kỳ Cổ điển. Tuy nhiên, vì tất cả các phong cách đều có làn sóng đệ quy xuyên suốt lịch sử nên niềm đam mê đối với kiến ​​trúc Gothic thời Trung cổ đã được khám phá trở lại vào thế kỷ 19 và 20, khi các kiến ​​trúc sư ở Hoa Kỳ bắt đầu thiết kế các tòa nhà bắt chước các thánh đường được tìm thấy trên khắp châu Âu, nhường chỗ cho thuật ngữ “Kiến trúc Phục hưng”.

Tòa nhà Ngân hàng Manhattan.
Ảnh: Courtesy