Nhà tù Sơn La

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc thiểu số cùng chung sống từ lâu đời. Trước những năm 1908, Sơn La nằm trong địa phận tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ đặt tại bản Pá giang bên bờ sông Đà. Đầu năm 1908 chính quyền Thực dân cho dời tỉnh lỵ về thị trấn Sơn La, lấy tên của thị trấn nhỏ đặt tên cho tỉnh.

Sau quá trình dịch chuyển, thực dân Pháp đã tính đến việc xây dựng một trại giam ở đây, song song với việc xây dựng tòa sứ Nhà giám binh, trại lính và các công sở khác. Giai đoạn cuối năm 1907, Sở kiến trúc thuộc Nha công chính xứ Bắc kỳ đã hoàn chỉnh thiết kế mặt bằng đầu tiên của Nhà tù Sơn La. Đầu năm 1908, dưới sự đốc thúc của tên công sứ Giăng Mông Pê Ra, Nhà tù Sơn La được gấp rút xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1908, với diện tích 500m.

Đến năm 1930, trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng Nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 và đổi tên thành Ngục Sơn La (từ PriSon thành Penten cier). Năm 1940, thực dân Pháp cho xây dựng một trại giam nữa với ý định giam tù nhân nữ, nhưng âm mưu này đã không thực hiện được.

Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, Nhà tù Sơn La có tổng diện tích lên tới 2.170m2. Đặc biệt, trong quá trình mở rộng nhà tù, thực dân Pháp còn cho xây dựng một dãy xà lim ngầm nằm sâu dưới lòng đất 3m, được che giấu bởi khu nhà bếp ở trên. Hệ thống xà lim ngầm gồm 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể, trong đó có 1 xả lim tối.

Nhà tù được xây dựng kiên cố, tường xây bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôi. Giường nằm cho tù nhân xây bằng đá, mặt láng xi măng, mặt ngoài gắn hệ thông cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Với thiết kế như vậy, những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc với cái nóng như đổ lửa vào mùa hè cùng những đợt sương muối giá rét vào mùa đông đã khiển các loại bệnh phát sinh và lây lan nhanh chóng.

Đây được ví như “chiếc quan tài nắp mở, chỉ chờ tù nhân tắt thở đem chôn”.

Địa điểm
Khau Cả, P. Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

Ảnh
Triệu Chiến