Louis I. Kahn

Louis Isadore Kahn là đại diện cho quá trình chuyển đổi phức tạp từ chủ nghĩa Hiện đại sang việc khám phá lại vai trò trung tâm của hình thức trong thiết kế không gian.

Ông sinh vào năm 1901 trên hòn đảo Saaremaa thuộc Estonia ngày nay với tên khai sinh là Itze-Leib Schmuilowsky. Gia đình ông di cư đến Hoa Kỳ vào năm 1904 và chính tại Philadelphia, quỹ đạo cuộc đời ông nhanh chóng được định hình kể từ khi ông bắt đầu theo học mỹ thuật tại Đại học Pennsylvania dưới sự hướng dẫn của Paul Cret. Ông tốt nghiệp vào năm 1924.

Louis I. Kahn. Ảnh: Domus 472, tháng 3 năm 1969

Sau chuyến du lịch tham quan những công trình kiến ​​trúc vĩ đại ở châu Âu, vào năm 1928, Kahn bắt đầu nghiên cứu các vấn đề về nhà ở và đô thị. Năm 1932, ông cùng Dominique Berninger thành lập Nhóm Nghiên cứu Kiến trúc nhằm tập trung nghiên cứu các dự án nhà ở xã hội với nguồn cảm hứng sâu sắc từ các trào lưu đương đại tại châu Âu. Sau đó, ông hợp tác cùng George Howe và Oscar Stonorov với tư cách là cố vấn cho Cơ quan Quản lý Nhà ở và Cơ quan Quy hoạch Đô thị Philadelphia (Stonorov đã làm việc cùng Kahn với tư cách là đối tác từ năm 1942 đến năm 1947).

Kiến trúc chỉ hiện ra khi có ánh sáng mặt trời chiếu lên những bức tường. Ánh sáng mặt trời không biết mình là ai trước khi chạm đến một bức tường.

Louis I. Kahn

Kahn tìm kiếm sự hòa hợp giữa cảm nhận sống của con người trong một không gian công cộng rộng lớn kiểu mới, như một bước tiến cho đồ án “Thành phố tươi sáng” của Le Corbusier. Ông đề xuất nhiều phương án thiết kế khác nhau, cho đến khi xuất hiện một phương án đạt độ hoàn chỉnh cao nhất, đó là đồ án “Trung tâm Thành phố Philadelphia” (1956). Trong đó, hệ thống siêu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và đường bộ phải tìm thấy điểm chung, kết hợp hài hòa.

Diễn đàn Công dân Phát triển Motown, Philadephia, 1956
Ảnh: Domus 725, tháng 3 năm 1991

Dự án Tòa tháp Thành phố, Philadephia, 1956

Trong kiến ​​trúc, cũng như các môn nghệ thuật khác, người nghệ sĩ theo bản năng sẽ lưu giữ lại những dấu hiệu cho thấy một tác phẩm được hoàn thành ra sao. (…) Nếu chúng ta vẽ như cách chúng ta xây dựng, từ dưới lên trên (…) thì cách trang trí sẽ là thứ xuất phát từ mong muốn của chúng ta để diễn tả một phương pháp nào đó.

Các thiết kế của Kahn được thể hiện một cách trọn vẹn kể từ những năm đầu thời hậu chiến, với một loạt các công trình công cộng mang tính biểu tượng, đồng thời cũng là những cột mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Năm 1950, ông được chọn để thiết kế Phòng trưng bày Nghệ thuật của đại học Yale (1951 – 1953, New Haven, Connecticut), ở đó, ông đã phác thảo lên một bài phê bình về lời dạy của Ludwig Mies Van der Rohe, tất cả các khía cạnh của công năng và cấu tạo đều phụ thuộc vào cấu trúc. Trên thực tế, phòng trưng bày cũng chuyển mình theo những khía cạnh trên, dù vậy, sàn nhà, trần nhà và hệ vách vẫn được làm y nguyên theo lý thuyết của Mies tạo nên vẻ hoành tráng cho công trình; cách bố trí mặt bằng rất khác so với lý thuyết mặt bằng tự do của Le Corbusier, tạo ra sự kém linh hoạt hơn giữa không gian phục vụ và không gian dịch vụ, điểm khác biệt đó dễ nhận thấy trong một số dự án sau này.

Phòng trưng bày Nghệ thuật Đại học Yale. Ảnh: Domus 725, tháng 3 năm 1991

Thay vì chú trọng đến công năng như trong thiết kế kiến trúc hiện đại, ông chuyển sang đánh giá lại các nguyên tắc về bố cục và trên hết là nguyên tắc về xây dựng như trong lịch sử của kiến trúc cổ điển. Cùng với công việc giảng dạy của mình tại Đại học Yale từ năm 1947, sau đó sang MIT, rồi qua Đại học Pennsylvania từ năm 1957 cho đến khi ông qua đời năm 1974, bao gồm cả công việc diễn thuyết ở Princeton, Kahn dần dần thay đổi tầm nhìn của mình theo hướng trên.

Ông xem Richard Buckminster Fuller là nhà lý thuyết và thực hành duy nhất của thuyết công năng thuần túy. Dựa theo nghiên cứu của Fuller, Ann Tyng và Kahn đã thiết kế “Tòa tháp Thành phố Philadephia”, được hình thành như một tổ hợp kết cấu tạo ra tính vật chất cho sự trống rỗng, biến những khoảng trống thành không gian sống.

Trung tâm Nghệ thuật Anh Quốc, Đại học Yale, 1969 – 1974
Ảnh: Domus 579, tháng 2 năm 1978

Bảo tàng Nghệ thuật Kimbell.
Ảnh: Domus 561, tháng 8 năm 1976

Tiên phong cho quá trình chuyển đổi để thoát khỏi chủ nghĩa Hiện đại – ông đã có bài phát biểu cuối cùng tại CIAM ở Otterlo (1959) – trong những đồ án của mình từ đầu những năm 50 trở đi, Kahn đã thúc đẩy một nghiên cứu chính thức có tính cực đoan, nhằm mục đích tích hợp tính trung thực của kết cấu và vai trò cơ bản của hình thức cùng sự hình tượng hóa các quy trình tổ chức không gian.

Hướng tiếp cận như trên của Kahn đã được hiện thực hóa thông qua các đồ án “Trung tâm Cộng đồng Do Thái” (Trenton, 1954) và “Nhà thờ Nhất thể Đầu tiên” (Rochester, New York, 1959 –1969), cũng như chuỗi các khối hộp vuông của Phòng thí nghiệm nghiên cứu y khoa Richards (Đại học Pennsylvania, Philadelphia, 1957 – 1965). Ông cũng thể hiện lối suy nghĩ này ở các hành lang bê tông hình vòm tiếp nối nhau trong Bảo tàng Nghệ thuật Kimbell (Fort Worth, Texas 1967 – 1972), biến ánh sáng thành chất liệu làm nên con đường trải nghiệm nghệ thuật.

Viện nghiên cứu sinh học Salk. Ảnh: Nils Koenning

Tâm linh là một yếu tố quan trọng trong dự án đặc trưng của ông, “mang ý nghĩa tinh thần vào trong chức năng của công trình” (Frampton, 2000). Có thể kể đến như Viện Salk (La Jolla, California, 1959 – 1965) và các tòa nhà mà Kahn thiết kế ở Dacca, thủ đô của Đông Pakistan, hiện nay là Bangladesh, từ năm 1962 đến năm 1974. Giá trị thiêng liêng của những không gian mở mang tính biểu tượng này được bao quanh bởi khối bê tông ở Viện Salk cũng được áp dụng trong cấu trúc của các tòa nhà ở Dacca, đặc biệt Tòa nhà Quốc hội và Bệnh viện Trung tâm Ayub là hai công trình này được công nhận rộng rãi như một kiệt tác của Kahn. Chúng là tổ hợp hài hòa của các khối hình thuần túy, được sắp xếp có chủ đích để sau này, ngoài các chức năng cốt lõi, có thể biến đổi tùy theo các nhu cầu tinh thần khác nhau, thứ sẽ xác định hình thức kiến ​​trúc.


Biên tập
Thùy Linh