Fran Rivas và Rodrigo Messina

Francisco Rivas & Rodrigo Messina

Francisco RivasRodrigo Messina là hai kiến trúc sư thuộc văn phòng kiến trúc Messina | Rivas có trụ sở tại São Paulo. Họ được biết đến với các công trình như Nhà Nguyện Ingá-Mirim và phòng xông hơi São Roque. Qua bài phỏng vấn, Francisco và Rodrigo đã chia sẻ góc nhìn về kiến trúc, công việc ở những quy mô khác nhau, tầm nhìn về việc tái sử dụng tài nguyên cũng như việc học hỏi từ những thứ đã có sẵn.

Được biết là Francisco Rivas (người Argentina) và Rodrigo Messina (người Brazil) đã cùng làm việc tại Gabinete de Arquitecture của Solano Benitez và Gloria Cabral ở Asunción – Paraguay. Đó có phải là nơi hai người gặp nhau lần đầu không? Điều gì khiến cả hai người cùng mở văn phòng ở São Paulo?

Francisco Rivas: Sau khi tốt nghiệp ở Córdoba, tôi hẹn kiến trúc sư Solano để thăm Gabinete de Arquitectura vào tháng 1 năm 2015 do muốn hiểu rõ hơn về công việc của họ. Ở Asunción (Paraguay), vài người bạn làm việc trong văn phòng Culata Jovai đã dành thời gian đưa tôi đi ngắm Casa Ilona – một công trình tân trang khu nhà ở phức hợp, tại đây tôi đã tình cờ gặp Rodrigo, anh ý cũng vừa tới Gabinete làm việc. Chuyến thăm thú văn phòng chuyển thành cuộc nhậu tại một quán bar khá nổi La Alemana. Cho tới giờ tôi vẫn giữ mối quan hệ bạn bè với mấy người uống cùng tối đó. Một thời gian sau, tôi đến làm việc tại Gabinete cùng với Gloria, Solanito, Solano, Rodri cùng nhiều người khác nữa trong vòng một năm rưỡi.

Rodrigo Messina: Fran đến chơi ở Casa Ilona lúc tôi đang nấu bếp. Tôi chuyển tới từ Chile sau 6 tháng theo học tại Đại học Công giáo Valparaíso. Khoảng thời gian đó, tôi có tham dự một buổi giảng của Carla Juacaba và học được rất nhiều từ bà khi cùng làm việc trong một số dự án ở Rio. Sau khi kết thúc khóa học, bà đã giới thiệu tôi với Solano và khuyến khích tôi làm việc ở đó. Cuối cùng thì tôi bỏ ngang đại học và đến Asunción làm việc khoảng 6 tháng. 

FR: Giữa năm 2016, Ro quay lại Brazil, anh ấy ngỏ lời mời tôi tham gia dự án xây phòng tắm hơi. Thực sự thì trong khoảng thời gian ở Paraguay, tôi cũng muốn kiếm một trải nghiệm để thử sức nên đã quyết định tới São Paulo để thực hiện dự án này. Một thời gian sau, chúng tôi mở văn phòng.

RM: Có một chuyện khá hài hước, khi gọi cho Fran, tôi đã nói: “Fran, tôi không biết thiết kế hay phải bắt đầu từ đâu?”; anh ấy trả lời: “Nhìn tôi này, tôi cũng không biết đâu nhưng muốn thử sai cùng nhau không, cơ hội tới rồi?” Và từ đó chúng tôi cứ thế cùng làm và cùng gặp nhiều sai sót.

Capela Ingá-Mirim

Ảnh
Federico Cairoli

Biên tập
Phạm Hà Thu

Nguồn
Archdaily

Những trải nghiệm làm việc ở Paraguay với kiến trúc sư Solano Benitez và Gloria Cabral như thế nào? Hai người đã học được gì trong khoảng thời gian đó để áp dụng cho Messina | Rivas?

FR: Có hai điều quan trọng. Đầu tiên, làm việc ở đó giúp tôi hiểu hơn về công việc thiết kế, bạn không chỉ vẽ mà còn phải xây dựng công trình. Việc thiết kế trên bàn giấy khác xa với thực tế thi công ngoài công trường. Nếu dự án không được định hình nghiêm ngặt ngay từ đầu thì trong quá trình làm việc khó có thể giữ được ý tưởng đã đề ra.

Thứ hai là câu chuyện của công trình. Tôi cảm thấy việc thể hiện dự án như đang kể một câu chuyện vậy, làm thế nào để kể câu chuyện đó một cách tự nhiên mà không mất đi tính đặc thù của kỹ thuật và những thứ chúng tôi đang thể hiện. Câu chuyện đó không chỉ diễn ra ở văn phòng thiết kế mà có thể ở bất cứ đâu, ngay cả trong mỗi bữa trưa của chúng tôi với bà Abu – mẹ của Solano, vì lúc đó văn phòng đặt dưới tầng hầm nhà bà Abu. Ngoài những món ăn ngon, mỗi bữa cơm còn có rất nhiều cuộc nói chuyện với các chủ đề đa dạng, chúng tôi cứ thế kể chuyện không ngừng.

Casa Nica
Ảnh: Federico Cairoli

RM: Còn với tôi, có lẽ là câu khẩu ngữ “vừa học vừa làm”. Tuần cuối cùng trước khi rời khỏi Asunción, tôi có viết một bài ngắn về quá trình làm việc tại đây. Tôi đọc đoạn văn của mình vào bữa trưa với bà Abu, sau đó Solano và Glória ngỏ lời muốn đăng bài của tôi lên tạp chí Argentina 1:100 với tựa đề ‘Semillas imaginarias’ (Hạt giống của trí tưởng tượng). Chúng tôi nhận được rất nhiều hạt giống sau khi làm việc tại Asunción và chúng lần lượt đơm hoa kết trái trong nhóm. Ở đó, tôi thấy việc được khen ngợi là điều cần thiết. Nhiều đồng nghiệp lúc bấy giờ đã tham gia hiết kế và thi công một số công trình trước khi tốt nghiệp mà không hề sợ mắc lỗi, ngược lại, phạm lỗi là một cách học. Bên cạnh đó, một điều luôn đau đáu trong tôi là đất nước này nói song ngữ. Tôi luôn tự vấn về việc sử dụng tiếng Guarani có ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện các dự án ở đó do phần lớn công nhân làm việc tại công trường nói tiếng này.

Phòng xông hơi
Ảnh: Federico Cairoli

Hai anh có mô tả dự án Sauna São Roque (Nhà tắm hơi) như một “bài tiểu luận giữa thiết kế và thi công”, cân nhắc tính khả thi mà địa điểm cho phép trong quá trình thiết kế và thi công một công trình. Với các anh, mối quan hệ giữa dự án và khu vực thi công là gì? 

FR: Với dự án phòng tắm hơi, chúng tôi rất hào hứng mỗi lần hiểu rõ hơn về quy trình xây dựng, giao tiếp, các mốc thời gian, chi phí và một số việc ngoài dự kiến. Thời điểm đó, chúng tôi hiểu được việc hiệu quả nhất cho dự án này là giám sát chặt chẽ những nhân tố tham gia dự án, lúc đó là Lorivaldo và Seu Walter. 

Phương pháp hiệu quả nhất luôn phụ thuộc vào dự án, thời gian, nguồn lực, công nghệ, địa lý… Ý là, chúng tôi không tìm cách để mọi người hiểu mình, mà tìm cách để mình hiểu họ thông qua giao tiếp. Chúng ta không phải lúc nào cũng giao tiếp giống nhau nên việc giao tiếp với chúng tôi là công cụ để truyền tải thông tin cần thiết nhằm thúc đẩy dự án tốt nhất có thể.

Capela Ingá-Mirim

RM: Có lần chúng tôi tham gia sự kiện kiến trúc thường niên Ser Urbano của PUC-Rio, ông Leonídio đã đưa ra một nhận xét mà chúng tôi rất thích. Ông ấy nói một số dự án của chúng tôi nhìn như thể chúng tôi đã hoàn thành chúng được hơn một nửa. Tôi thích nhận xét này vì nó đã trả lời cho câu hỏi đầu tiên của tôi: Làm thế nào để bắt đầu một dự án? Có thể nghĩ rằng mình đang ở giữa quá trình, điều này thực sự giúp chúng tôi thoát được sự bối rối của việc phải nghĩ ra cách bắt đầu một điều gì đó.

Tôi thấy việc thiết kế dựa trên bối cảnh giúp định hình hành động, bởi lẽ chúng ta hiểu môi trường theo ba trường nghĩa: nó là một quá trình, nó mang tính tạm thời và nó có hoàn cảnh,.. và cuối cùng như một kết quả, chúng ta có dữ liệu để thiết kế. Theo nghĩa này, một công trình được hiểu như một phương tiện và đôi khi chúng ta lấy đó làm điểm tựa để đưa ra các quyết định tiếp nối cho ý tưởng.

Tôi lấy ví dụ như dự án phòng tắm hơi. Khi trao đổi với các kỹ sư, ngay từ đầu họ luôn khăng khăng phải có vữa để cố định gạch. Nhưng khi bắt tay vào làm việc cùng Lorivaldo và Seu Valter, từng chút một, chúng tôi cứ thế làm rồi cảm nhận được mình cần gì và đưa ra giải pháp cuối cùng là sử dụng một tấm chịu lực ép vào tường kết hợp với một vài thanh sắt giúp cố định vật liệu và nối các mấu.

Casa Angatuba
Ảnh: André Scarpa

Trong các dự án của văn phòng, việc tái sử dụng vật liệu khá được chú trọng, điển hình như việc sử dụng gạch thô trong các công trình. Hai anh có thể mô tả mối tương quan của việc tháo dỡ một phần hoặc nguyên một tòa nhà, sau đó đưa vật liệu cũ tái sử dụng vào một dự án mới?

FR: Chúng tôi muốn hiểu tài nguyên không chỉ theo hướng vật lý, mà còn là các mối quan hệ của nó với môi trường xung quanh. Có thể hiểu tài nguyên ở đây như một điều kiện kỹ thuật cho công việc, điều kiện tài chính, chính trị hay địa lý. Do vậy, chúng tôi thấy được nhiều mặt khác nhau của tài nguyên để áp dụng cho các dự án. Việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ công trình không đến từ sự lựa chọn mang tính “bền vững” hay thái độ đạo đức, điều này được quyết định từ việc bạn hiểu bối cảnh tổng thể của dự án thế nào. Mà đôi khi việc tháo dỡ chỉ để đáp ứng bối cảnh thực sự không có ý nghĩa gì cả.

Capela Ingá-Mirim.

RM: Năm ngoái chúng tôi được mời tham gia Triển lãm Seoul Architecture Biennale ở Hàn Quốc làm một công trình Nhà Nguyện (Chapel) tên Disarm to Continue (Rũ bỏ để tiếp tục) và chúng tôi đã rất cố gắng để thể hiện điều này.

Quá trình xây dựng và tháo rời giả định các vật liệu sẵn có. Việc rũ bỏ/ vứt bỏ đôi khi không cần thiết, những viên gạch từng là gạch tường có thể dùng làm sàn nhà, những viên đá từng dùng để ốp sàn cũng hoàn toàn có thể mang ra làm tường, tương tự như vậy với những viên ngói và chất liệu khác. Ý tưởng rũ bỏ này thể hiện cách mày mò thay đổi tình trạng của vật liệu và suy nghĩ về tính tạm thời của kiến trúc đã từng được tạo ra với nhu cầu mong muốn để “trường tồn”.

Theo kinh nghiệm của các anh, một dự án cải tạo có thể áp dụng được gì từ những thứ đã tồn tại từ lâu?

FR: Điều chúng ta học được nhiều nhất và vẫn đang trong quá trình học hỏ, đó là lắng nghe. Từ trước tới giờ, cho dù những công trình thay đổi theo thời gian được dựng lên bởi những kiến trúc sư khác nhau tại thời điểm khác nhau, bởi những người chịu cảnh bỏ rơi hay những người được tôn trọng, người ta vẫn cứ nói về những thứ đúng sai khác nhau. 

RM: Chúng tôi vừa rồi có tham gia chương trình Ateliê Aberta của trường đại học UFRJ, trong khuôn khổ buổi trò chuyện, các giáo sư và sinh viên phân tích một dự án với các kiến trúc sư phụ trách thiết kế tham gia với vai trò khách mời. Lúc đấy họ đang phân tích về một công trình nhà nguyện và kỳ lạ thay, một trong những tài liệu họ cần để phân tích lại là một bản khảo sát của chúng tôi. Chúng tôi thật không nghĩ tới chuyện này. Việc này rất có ý nghĩa với nhóm tôi.

Capela Ingá-Mirim
Ảnh: Federico Cairo

Văn phòng Messina | Rivas cùng với Ben-Avid (người Argentina) đã dành chiến thắng trong cuộc thi xây dựng Bảo tàng Hàng hải Brazil, đây là công trình có quy mô lớn nhất mà văn phòng đã từng làm. Liệu rằng có những bài học nào từ các công trình cỡ nhỏ đã được sử dụng trong quá trình làm công trình Bảo tàng?

RM: Rất thú vị là chúng tôi gặp được Martin (Giám đốc văn phòng Ben-Avid) tại một bữa tiệc vào năm 2018. Kể từ đó, chúng tôi luôn trao đổi ý tưởng với nhau cho tới khi cùng bắt tay hợp tác tham dự cuộc thi thiết kế dự án Bảo tàng Hàng hải Brazil. Việc đồng ý kết hợp không chỉ vì chúng tôi muốn làm việc cùng với người bạn tuyệt vời của mình mà còn do chất lượng công việc mà nhóm ở Córdoba đang phát triển. Chúng tôi có thể học hỏi thêm rất nhiều từ phương pháp làm việc của họ, tất cả mọi người đều sẵn sàng trao đổi ý kiến không ngần ngại và chúng tôi được mở rộng tầm mắt về các khả năng của dự án sau khi trao đổi.

Bảo tàng Hàng hải Brazil

Chúng tôi đã và đang phát triển các dự án ở quy mô lớn hơn. Điều gây tò mò là dù quy mô dự án có lớn hơn nhưng mức độ trách nhiệm không hề thay đổi. Tôi nghĩ rằng thang đo là một sự trừu tượng, nguồn tài nguyên được tạo ra với ý nghĩ chính xác là để đo lường mọi thứ và đáp ứng một dự án. Tôi thường nghĩ đơn giản là chúng tôi thực dụng, tập trung vào phân tích các điều kiện cần và đủ của một dự án, các mối quan hệ xung quanh, các bên tham gia, nguyên vật liệu đáp ứng dự án và chúng tôi hay tự hỏi mình về việc thiết kế ra sao, hành động và quyết định thế nào, tưởng tượng ra các tác động hay các yếu tố không lường được trước. Tất cả những điều này đều không phụ thuộc vào quy mô của dự án.

Capela Ingá-Mirim
Ảnh: Federico Cairol