Schubert in a Mug

Schubert in a Mug (SiaM) – một dự án âm nhạc ra đời cách đây hơn 4 năm với mục đích ban đầu giúp một nhóm nghệ sĩ trẻ người Việt Nam được chơi nhạc cổ điển trong giai đoạn cách ly đợi dịch COVID19 diễn ra ở quy mô toàn cầu. Sau này, dự án đã lan toả tình yêu âm nhạc cổ điển tới đông đảo công chúng tại Hà Nội. Mỗi tháng, nhóm nghệ sĩ SiaM vẫn đều đặn tổ chức một chủ đề, biểu diễn trước vài chục khán giả trong những không gian nhỏ vô cùng ấm cúng. Nghệ sĩ cello – Phan Đỗ Phúc đã dành nhiều giải thưởng quốc tế, có bằng tiến sĩ âm nhạc, từng có thời gian 10 năm học tập tại New York, Mỹ.

Năm 2020, anh chuyển về Hà Nội sinh sống và sáng lập dự án SiaM cùng nghệ sĩ dương cầm Hoàng Hồ Thu, nghệ sĩ vĩ cầm Patcharaphan Khumprakob và Nguỵ Hải An.

[…]

Ở Vienna, trong một số quán cà phê thường xuyên tổ chức những buổi chơi nhạc theo nhóm nhỏ như vậy. Ngay cả New York, tôi cũng từng có lần tham gia sự kiện tương tự. Mô hình này cần tối thiểu ba điều kiện gồm địa điểm, người chơi nhạc và người thưởng thức. Khi hội tụ đủ các yếu tố trên, họ tổ chức ngay để cùng kết nối. Thậm chí gia đình nào có không gian đủ rộng, trong nhà có sẵn đàn piano, đơn vị tổ chức sẽ thông báo và mời mọi người tới đó, sự kiện có thể bán vé hoặc không, khách tham dự thường sẽ mang theo đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống để cùng chia sẻ với chủ nhà và khán giả khác. Tham gia những hoạt động như vậy, dù thù lao có hoặc không thì tôi vẫn vui, mọi người đến nghe vì đời sống họ cần nghệ thuật, không quan trọng không gian hoặc tính chất sự kiện.

Với cá nhân tôi, nhạc sĩ thiên tài Schubert là nguồn cảm hứng lớn. Ở Hà Nội, cà phê đã trở thành văn hoá dung dị trong đời sống người dân thủ đô, những quán cà phê ở Hà Nội luôn có nét rất đặc trưng, khác hẳn với Đà Lạt hay Sài Gòn. Tưởng tượng tới việc chơi nhạc cổ điển trong một không gian cà phê ở Hà Nội rất thú vị, nên chữ Mug – cái cốc, đơn giản với tôi là cà phê trong âm nhạc. Đó là khởi nguồn của tên gọi Schubert in a Mug (SiaM).

Dòng chảy của âm nhạc cổ điển tuyến tính qua các thời kỳ từ Baroque tới cổ điển rồi lãng mạn và đương đại. Mỗi thời kỳ đều có những đặc tính, chuẩn mực rất riêng gắn liền với những tên tuổi lớn như Beethoven, Mozart, Chopin… Schubert là nhà soạn nhạc ở giai đoạn giữa thời kỳ cổ điển và lãng mạn, ông rất thần tượng Beethoven. Điều này có thể tìm thấy trong nhiều câu chuyện liên quan tới hai cái tên này. Chính vì ở điểm giao thời nên âm nhạc của Schubert đối với cá nhân tôi cảm nhận có sự khuôn thước trong cấu trúc đồng thời luôn toát lên sự khát khao, mong muốn thể hiện cảm xúc. Tình yêu trong âm nhạc của Schubert được thể hiện rất đẹp. Nhờ sự đồng cảm đó mà các thành viên thời kỳ đầu thành lập SiaM đều tán thành cái tên ngộ nghĩnh này.

[…]

Tiếp tục đọc bản đầy đủ về SiaM trên tạp chí Notesbook 03.


Nội dung
Trần Trung Hiếu, Nhữ Hương

Ảnh
SiaM

Subscribe
Join 72K+ other creatives and get every article sent to your inbox
[mc4wp_form id="1139"]