Takehito Kobayashi

Câu chuyện làm nghề của Takehito Kobayashi khởi nguồn từ bộ sưu tập đồ gốm sứ của cha, niềm yêu thích qua thời gian trở thành mong muốn gìn giữ và khôi phục những món đồ có ý nghĩa với con người, đó có thể là một món đồ quý giá về nghệ thuật hay gắn bó sâu sắc về mặt tình cảm. Trong quá trình thực hành và hướng dẫn mọi người thông qua các lớp học của mình, Kobayashi tình cờ mang trở lại một vài thói quen tưởng như đã ‘biến mất’ trong cuộc sống của người Nhật.

Nghệ nhân kintsugi Takehito Kobayashi tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: NVCC

Takehito Kobayashi trên tạp chí Notesbook 01

ĐẶT MUA NGAY

Người Nhật thời xưa rất cẩn thận khi sử dụng đồ vật, nếu món đồ yêu thích bị hỏng, họ sẽ tìm cách hoặc nhờ người sửa chữa. Sau này, mọi người sử dụng cốc giấy và dụng cụ bằng nhựa nhiều hơn, dùng xong một lần rồi bỏ đi nên thói quen đó phần nhiều ảnh hưởng tới việc sử dụng đồ vật trong nhà, họ nhanh chóng vứt bỏ nếu một món đồ bị hư không thể dùng được nữa. Thường chỉ những nhà hàng sang trọng mới sử dụng phương pháp kintsugi để sửa đồ gốm sứ bị nứt, mẻ hoặc vỡ. Thời điểm bắt đầu làm nghề, tôi thấy mọi người có xu hướng quan tâm hơn vào đồ dùng của họ, đặc biệt là đồ gốm, một phần cũng vì tình hình kinh tế có biến động khiến việc tiêu dùng nhanh không còn phù hợp. Đó là lý do họ tìm đến tôi thay vì loại bỏ chúng.

WAD Café là cửa hàng đầu tiên trong chuỗi những dự án sau này, kế thừa suy nghĩ từ công việc cho thuê và sửa chữa đồ gốm. Không gian ở WAD một nửa để phục vụ khách, một nửa để trưng bày. Tôi sử dụng đồ gốm trong trà đạo để giới thiệu với mọi người về sự đặc biệt của từng món đồ qua thời gian và ký ức mang theo. Nếu khách hàng thích, họ có thể mua để sở hữu, trong quá trình sử dụng, nếu món đồ bị hỏng họ có thể gặp chỗ tôi để sửa lại.

“Những điều tốt đẹp” được đề cập ở đây với tôi đơn giản là mong muốn giới thiệu tới công chúng giá trị văn hoá của Nhật Bản và những người đã và đang gìn giữ chân giá trị đó dù cuộc sống có đổi thay.

[…]

Nội dung: My Nguyễn
Ảnh: Takehito Kobayashi