Khá bất ngờ khi nhìn thấy những chiếc đế tròn được làm bằng gốm nằm ngay giữa không gian một nhà hàng chay bên trong khu thương mại sầm uất bậc nhất ở Hà Nội. Vốn là vật dụng được những nghệ nhân sau công đoạn vuốt gốm sẽ đặt tác phẩm lên đó thay vì để trực tiếp xuống nền lồ (lò nung), chúng có hình dáng như chiếc đĩa, dày và nặng, tựa cái bàn xoay. Qua bao nhiêu lửa thì không biết nhưng chắc chắn một điều chúng ngụ trong lồ lâu hơn bất kì tác phẩm gốm nào khác bởi cuộc đời những chiếc đế chỉ quanh quẩn bên lồ. Sẽ không có nhiều người biết đến chúng thực sự là gì nếu vô tình nhìn thấy ở đâu đó, bởi chúng quá bình thường, đến nỗi không thể bình thường hơn.
Theo lời giới thiệu của kiến trúc sư Trần Cảnh, tôi mới hay lai lịch những chiếc đế này đến từ xưởng gốm của gia đình nghệ nhân Phạm Văn Thắng ở Phù Lãng, một làng nghề cổ nức tiếng xưa nay ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
[…]
Cũng như nhiều làng nghề gốm trải dài từ Bắc chí Nam, chủng loại sản phẩm nghệ nhân làng Phù Lãng làm ra chủ yếu là đồ gốm dùng trong tín ngưỡng, gốm gia dụng và gốm phục vụ trang trí. Hàng sản xuất đến đâu là toả đi khắp các tỉnh phía Bắc, có cả thị trường ở Bắc Trung Bộ. Bao đời nay, dân nông thôn vốn quen với cái chum sành, vại gốm dùng để đựng nước, muối dưa cà nên chưa bao giờ gốm Phù Lãng hết “đất” sống. Khu vực mấy thành phố lớn hiếm thấy chúng hơn do đồ nhựa đã dần thay thế, chủ yếu chỉ thấy chút trang trí gốc gác từ Phù Lãng như tranh và bình gốm.
[…]
Tiếp tục đọc bản đầy đủ về cuộc đối thoại giữa kiến trúc sư Trần Cảnh và nghệ nhân Phạm Văn Thắng qua ghi chép được đăng trên tạp chí Notesbook 03.
Nội dung
Bút Chì Màu
Ảnh
Trần Trung Hiếu
Triệu Chiến