Đình Cam Đà

Trong lịch sử phát triển mỹ thuật dân gian, thế kỷ 17 được xem là giai đoạn đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc (gỗ), ứng dụng vào trang trí kiến trúc (đình, chùa).

Đình Cam Đà được khởi công xây dựng vào đời Lê Trung hưng (thế kỷ 17-18), là nơi 13 dòng họ trong thôn thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn. Mái đình không chỉ là chứng nhân lịch sử chứng kiến cuộc sống thăng trầm, thay đổi của ngôi làng mà còn là địa chỉ sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi đáp ứng nhu cầu thực hành tâm linh tín ngưỡng của người dân.

Ngôi đình này được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia từ năm 2004, trong đó nhấn mạnh vào yếu tố “nghệ thuật”, đặc biệt là điêu khắc gỗ. Bên cạnh những bức chạm lộng, chạm nổi – chìm lớn bé, hiện đình còn bức chạm thể hiện rõ nét ba phân lớp với hình ảnh người chèo thuyền, rồng và trúc rất giá trị.

Đề tài thể hiện ở giai đoạn này rất đa dạng, phong phú cả nội dung lẫn hình thức. Nghệ nhân khi trang trí thường gửi gắm trong đó hàm ý sâu xa, đầy biểu cảm. Những đề tài, hình tượng…mang tính bình dân, gắn với đời sống dân gian thường được thiêng hóa, thành linh, mang sắc thái cao quý. Ở chiều ngược lại, linh vật chốn cao thiêng lại được gần gũi hóa, trở nên thân thiện, gắn kết với con người (như rồng, phượng).

Đình Cam Đà đã trải qua nhiều giai đoạn cải tạo và trùng tu khiến nguyên bản không còn, nhưng những chi tiết điêu khắc quý giá, tinh thần và tỷ lệ kiến trúc vẫn lưu giữ được tới ngày nay. Hiện đình đang đợi hạ giải để trùng tu sau giai đoạn xuống cấp nghiêm trọng.


Ảnh
Triệu Chiến

Địa điểm
Vùng Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội

Thời điểm
10.2022

Subscribe
Join 72K+ other creatives and get every article sent to your inbox
[mc4wp_form id="1139"]